Điện toán đám mây (Cloud Computing) là gì?
Điện toán đám mây có thể hiểu đơn giản là:
- Lưu trữ dữ liêu / ứng dụng ở remote servers (là những server ở đâu đó (ở trên mây), bạn không thể thấy, chạm vào server được ^-^).
- Xử lý dữ liệu / ứng dụng cũng từ những remote servers.
- Kết nối, truy cập dữ liệu / ứng dụng thông qua internet.
Các mô hình dịch vụ điện toán đám mây.
- IaaS: Infrastructure as a service
- PaaS: Platform as a service
- SasS: Software as a service
Các mô hình triển khai điện toán đám mây.
Public cloud
- Nhà cung cấp dịch vụ cloud cung cấp tài nguyên như là ứng dụng, lưu trữ một cách public cho tất cả mọi người trên môi trường internet
- Chi phí thấp và dễ dàng triển khai vì mọi thứ như là phần cứng, ứng dụng, băng thông,… đã được cover bởi nhà cung cấp dịch vụ cloud
- Không lãng phí tài nguyên vì bạn chỉ trả phí cho những gì bạn sử dụng
Private cloud
- Cung cấp dịch vụ cho một số lượng nhất định người dùng, đặt phía sau firewall, điều này sẽ giảm nỗi lo về vấn đề bảo mật
- Cho phép nhưng công ty kiểm soát trực tiếp dữ liệu của họ
Hybrid Cloud
- Là môi trường điện toán đám mây sử dựng hỗn hợp các mô hình triển khai như là: on-premises, private cloud, 3rd party, public cloud.
- Giúp tận dụng được những mặt tốt nhất của từng mô hình.
So sánh nhanh ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình
Cơ bản dịch vụ đám mây AWS (Amazon Web Services)
Giới thiệu
AWS (Amazon Web Service) là một nền tảng dịch vụ đám mây an toàn, cung cấp sức mạnh tính toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu, phân phối nội dung và các chức năng khác để giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển
Ưu điểm
- Dễ sử dụng
-
Linh hoạt
-
Hiệu quả về chi phí
-
Đáng tin cậy
-
Khả năng mở rộng và chịu đựng lỗi (HA)
-
Bảo mật
Kiến trúc hạ tầng AWS
Hạ tầng của AWS được chia thành 2 loại sau: Regions và Available Zones
Tham khảo danh sách cập nhật Regions và Available Zone từ AWS